Hệ thống tiêu hóa được thiết kế để tự loại bỏ chất thải còn sót lại trong cơ thể. Hầu như cơ thể tự làm sạch mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào,ácsĩnóigìvềtràolưuThụttháocàphêđangnổitrêthe và nghiên cứu khoa học cảnh báo về việc thụt tháo đại tràng thường xuyên, theo phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).
Chớ dại mà thử!
Trào lưu "Thụt tháo cà phê" đang nổi lên trong số những hot trend không hữu ích và có hại đang xuất hiện ngày càng nhiều trên TikTok.
Trước trào lưu này, tiến sĩ Samita Garg, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, làm việc tại Clackamas, Oregon (Mỹ), liên kết với nhiều bệnh viện như phòng khám Cleveland và Trung tâm Y tế Kaiser Permanente Sunnyside (Mỹ), đã lên tiếng cảnh báo: Bạn thực sự không nên thử.
Sau đây, cô Samita Garg chia sẻ lý do tại sao không nên thụt tháo đại tràng bằng cà phê.
Thụt tháo cà phê là gì?
Thụt tháo cà phê liên quan đến việc bơm vào trực tràng dung dịch chứa đầy cà phê đã pha. Những người ủng hộ phương pháp này nói rằng nó có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng năng lượng, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và điều trị một số bệnh và giúp giảm táo bón mạn tính, nhưng chưa có bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này.
Tiến sĩ Garg cảnh báo: Đây không phải là liệu pháp được khuyến nghị và có một số rủi ro tiềm ẩn, theo Cleveland Clinic.
Tôi khuyên nên uống cà phê vì dữ liệu cho thấy nó kích thích nhu động ruột và giúp thức ăn di chuyển qua ruột.
Ngoài ra, uống cà phê cũng có những tác động tích cực đến gan, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hơn thế nữa.
Tác dụng phụ và rủi ro của việc thụt tháo cà phê
Trực tràng và niêm mạc ruột mỏng và rất nhạy cảm. Các nghiên cứu cho thấy thụt tháo cà phê có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm viêm đại tràng và viêm trực tràng.
Tiến sĩ Garg cho biết: Viêm đại tràng có thể gây đau hoặc chảy máu, và nếu chất lỏng thụt tháo nóng, cũng có thể gây bỏng trực tràng.
Việc này còn có thể gây mót rặn, khiến các dây thần kinh ở ruột dưới phản ứng thái quá và gây co thắt cơ, do đó gây cảm giác thường xuyên muốn đi vệ sinh ngay cả khi không thể.
Thụt tháo cà phê có tốt không?
Tiến sĩ Garg cho biết: Nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón, hãy thử ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và uống một tách cà phê.
Nhưng quan trọng hơn, nếu bạn bị táo bón mạn tính và cần phải thụt tháo và uống thuốc nhuận trường, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.